CÚM MÙA - CĂN BỆNH DỄ NHẦM LẪN VỚI CẢM LẠNH, CÓ NGUY CƠ GÂY TỬ VONG
⚠️ Ho, sốt, đau nhức cơ thể,... có thể là triệu chứng của Cúm Mùa!
🦠 Bệnh Cúm lây lan nhanh và biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phổi,...thậm chí có thể dẫn đến tử vong (*)
✅Cúm mùa tại các vùng ôn đới, dịch Cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm. Việt Nam có khí hậu đa dạng với miền Bắc có xu hướng 4 mùa rõ rệt, miền Nam thì lại phân chia 2 mùa mưa và khô. Khoảng thời gian thích hợp để tiêm vaccine Cúm tại Việt nam là quanh năm, tuy nhiên có thể ưu tiên tiêm trước mùa Thu - Đông ở miền Bắc và trước mùa mưa tại miền Nam. Vắc xin ngừa bệnh Cúm phát huy hiệu quả sau tiêm từ 2 đến 4 tuần.
Cùng tìm hiểu thêm về Bệnh Cúm cũng như cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!
1/ Định nghĩa về bệnh Cúm:
- Là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.
- Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong. (*)
2/ Bệnh Cúm nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh Cúm nguy hiểm là do đặc tính lây lan nhanh và mạnh, dễ gây thành dịch, có thể thành đại dịch. Hơn nữa, do đặc điểm không bền vững của gen, luôn thay đổi bằng các cơ chế như tái tổ hợp, khuyết đoạn nhiễm sắc thể, hòa nhập, đột biến… chính bởi vậy các protein bề mặt vi rút Cúm được mã hóa bởi gen cũng luôn biến đổi theo(**). Đây chính là lý do giải thích vì sao miễn dịch với bệnh Cúm không bền vững và chúng ta phải tiêm nhắc hàng năm nhằm cập nhật vắc xin với các chủng Cúm mới.
- Tỷ lệ tấn công của bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính.
Vi-rút Cúm có nguy cơ lây lan cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và tăng nguy cơ lây nhiễm Cúm đến các thành viên trong gia đình (1). Chính bạn và người thân có thể chịu các biến chứng nguy hiểm do Cúm gây ra:
❗ Tăng nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim lên đến 10 lần ở bệnh nhân tim mạch (2)
❗ Tăng 75% nguy cơ mất ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường (3)
❗ Tăng nguy cơ diễn ra các cơn kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó tăng tỉ lệ tử vong sớm ở những bệnh nhân này (4)
3/ Vắc xin phòng bệnh Cúm:
✅ Vắc xin cúm sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích sinh miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa nhiễm vi rút Cúm hoặc sẽ giảm mức độ nặng nếu nhiễm bệnh từ đó giảm khả năng mắc bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh Cúm gây ra. Xin nhấn mạnh, sau khi tiêm từ 2-4 tuần, vắc xin sẽ phát huy hiệu quả bảo vệ.
✅ Dựa vào các dữ liệu báo cáo trọng điểm trên toàn cầu, tổ chức Y tế thế giới (WHO), là cơ quan đầu mối, sẽ đưa ra các dự báo về chủng Cúm mới nhằm đưa ra các khuyến nghị, dựa vào đó các đơn vị, công ty sản xuất vắc xin sẽ tiến hành nghiên cứu, và tạo ra các chế phẩm vắc xin ngừa bệnh Cúm phù hợp, cập nhật với chủng Cúm lưu hành. ,
Chính vì vậy, công thức sản xuất vắc xin Cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với các chủng virus Cúm lưu hành và việc tiêm nhắc vắc xin cúm mỗi năm là rất quan trọng, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao, kể cả nhân viên y tế và người nhà của bệnh nhân. Tiêm ngừa Cúm giúp:
🛡️ Giảm đến 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ (4)
🛡️ Giảm đến 60% khả năng nhập viện do Cúm (5)
🛡️ Giảm 46% nguy cơ viêm phổi ở người cao tuổi (6)
4/ Lịch tiêm phòng cúm:
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ động tạo miễn dịch phòng ngừa đặc hiệu bệnh Cúm và giảm ảnh hưởng của bệnh dịch Cúm. Rất nhiều loại vắc xin Cúm đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Các vắc xin Cúm đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả phòng ngừa, hoặc giảm các thể nặng của Cúm, tỷ lệ bảo vệ lên tới 70-90%. Ở những người cao tuổi, vắc xin Cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến Cúm.
- Cần phải tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa cúm. Những người nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm:
+ Tất cả trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên;
+ Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
+ Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai;
+ Những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính, dài hạn.
+ Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người sống cùng nhà với bệnh nhân....
- Chống chỉ định dùng vắc xin đối với người có phản ứng phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin Cúm được lưu hành và tất cả các loại vắc xin đều được kiểm định, đánh giá về chất lượng và mức độ an toàn trước khi sử dụng rộng rãi. Các loại văc xin Cum phổ biến có thể kể đến như Vaxigrip của Pháp, Influvac của Hà Lan,...
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng Cúm, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm; chú trọng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, đeo khẩu trang khi đến các khu vực công cộng.